Phần mềm ứng dụng
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 12
Hôm qua : 6
Tháng 11 : 222
Tháng trước : 257
Năm 2024 : 1.477
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA: DINH TRẤN THANH CHIÊM

 1. Tên di tích: Dinh trấn Thanh Chiêm

2. Loại công trình: Khảo cổ

3. Loại di tích: Lịch sử - văn hóa.

4. Quyết định: Đã được Bộ Văn hóa thể thao & du lịch xếp hạng di tích cấp Quốc gia theo Quyết định số: 2078/QĐ-BVHTTDL ngày 24/5/2017.

5. Địa chỉ di tích: Thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

6. Tóm lược thông tin về di tích

Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm tại thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, Thị xã Điện Bàn được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích cấp tỉnh vào năm 2008 và được Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận xếp hạng Di tích Quốc gia tại Quyết định số 2078/QĐ-BVHTTDL ngày 24/5/2017.

Theo  Hồ sơ khoa học đã được công nhận, Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm còn có tên gọi khác là Dinh trấn Quảng Nam, Dinh Chiêm, Dinh Chàm, Cacium...được chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho dựng vào năm 1602 và giao cho các Hoàng tử trấn giữ. Dinh trấn Thanh Chiêm tồn tại trong khoảng thời gian 230 năm, từ 1602 đến 1832. Theo các tài liệu lịch sử chính thống của Việt Nam và dấu tích được tìm thấy sau hai cuộc khai quật khảo cổ học (tháng 8/1999, tháng 8/2000) và tiến hành thăm dò lòng đất di tích này bằng radar năm 2001 của giáo sư Kikuchi Seiichi – Trường ĐH Nữ Chiêu Hòa Nhật Bản tại khu vực được xác định là Hành cung của Dinh trấn Thanh Chiêm cùng một số tài liệu như: tranh vẽ cổ và bản đồ cổ (thế kỷ XVII- XVIII) có mô tả về Dinh trấn Thanh Chiêm đã khẳng định: Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm ở tại thôn Thanh Chiêm 1, xã Điện Phương, Thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Hồ sơ di tích cũng khẳng định: Đầu thế kỷ XVII, lịch sử đã mang đến cho Dinh trấn Thanh Chiêm vinh dự trở thành miền đất khai sinh chữ Quốc ngữ khi Giáo đoàn Buzomi đến Dinh trấn mở đầu cho công cuộc truyền bá đạo KiTô. Tại đây các giáo sĩ, nhất là Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha đã đặt nền móng cho việc sáng chế chữ Quốc ngữ. Dinh trấn Thanh Chiêm là cái nôi ra đời sớm nhất của chữ Quốc ngữ ở nước ta.

Trong lịch sử, Thanh Chiêm từng được xem là “kinh đô thứ hai” của các Chúa Nguyễn, là hậu cứ vững chắc và cũng là “bàn đạp” để nhà Nguyễn hoàn thành sứ mệnh Nam tiến của dân tộc Việt. Thời gian trôi qua, những dấu tích của Dinh trấn một thời vang bóng chỉ còn lưu lại khá rải rác trên vùng đất Thanh Chiêm hôm nay. Thế nhưng, vai trò, vị trí, giá trị khoa học, lịch sử của Dinh trấn Thanh Chiêm vẫn được không chỉ lãnh đạo các cấp Đảng, nhà nước ở Điện Bàn, Quảng Nam và Trung ương quan tâm mà có rất nhiều các tổ chức, cá nhân, những nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước... luôn dày công nghiên cứu. Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo Thị xã, tôi trân trọng gởi đến các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân lời cảm ơn chân thành nhất, những đóng góp khoa học của quý vị đã giúp cho Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm được khẳng định và công nhận hôm nay.

Thị xã Điện Bàn đã quy hoạch một không gian trong khu vực được ghi nhận là Dinh trấn xưa và đã xây dựng kế hoạch, nội dung lộ trình cụ thể để bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm. Tại khu quy hoạch 12.000 m2 này, Điện Bàn sẽ tái hiện lại một khoảng không gian khu vực Hành Cung Dinh trấn xưa, khu trưng bày hiện vật và tư liệu và xây dựng một biểu tượng chữ Quốc ngữ. Ngoài ra, trên địa bàn khu vực Thanh Chiêm còn có 10 dấu tích Dinh trấn xưa, đã được đánh dấu khoanh vùng tọa độ theo bản đồ hiện trạng để đưa vào bảo vệ cục bộ. Đây là những việc làm cấp thiết trong thời gian đến mà Thị xã Điện Bàn sẽ tập trung. Ngoài ra, trong thời gian đến Thị xã sẽ đề nghị lãnh đạo các cấp, các ngành ở tỉnh Quảng Nam và Trung ương cũng như các tổ chức nước ngoài hãy dành cho di tích Dinh trấn Thanh Chiêm sự quan tâm đầu tư hơn nữa, chẳng hạn như tiếp tục có những đợt khảo cổ, khai quật với quy mô lớn, toàn diện hơn hoặc những công trình nghiên cứu chuyên sâu hơn về di tích Dinh trấn Thanh Chiêm.

Với vị trí thuận lợi của Thanh Chiêm – Điện Phương – Điện Bàn,  trên tuyến giao thông quốc lộ 1A, gần sông Thu Bồn, là điểm dừng chân trên hành trình Di sản Hội An - Mỹ Sơn và nằm chung trong quần thể các điểm đến của khu làng nghề đúc đồng Phước Kiều, gốm, chạm khắc gỗ Đông Khương, ẩm thực Mì Quảng Phú Chiêm, bê thui Cầu Mống... nên định hướng bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm là gắn liền với công tác phát triển du lịch của Thị xã Điện Bàn.

Việc tổ chức nhiều hoạt động để tuyên truyền, quảng bá và tôn vinh Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm trong những năm qua có ý nghĩa khẳng định về mặt khoa học vai trò, vị trí của Dinh trấn Thanh Chiêm và quá trình khai sinh chữ Quốc ngữ. Từ đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Dinh trấn Thanh Chiêm sẽ có thêm nhiều thách thức, đòi hỏi các cấp các ngành của Thị xã Điện Bàn cần có sự quan tâm, đầu tư chuyên sâu hơn nữa. Đây là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trọng trách mà Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân Điện Bàn phát huy hơn nữa với vai trò chủ nhân của vùng đất đã từng được lịch sử lựa chọn. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa – lịch sử truyền thống cũng chính là một trong những mục tiêu lớn của Thị xã Điện Bàn trong công cuộc hội nhập và phát triển hôm  


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip