Phần mềm ứng dụng
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 9
Hôm qua : 6
Tháng 11 : 219
Tháng trước : 257
Năm 2024 : 1.474
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐÌNH LÀNG THANH QUÝT, ĐIỆN THẮNG TRUNG

1. Tên di tích: Đình Làng Thanh Quýt.

2. Loại di tích: Lịch sử văn hóa

3. Quyết định: Đình Làng Thanh Quýt đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo quyết định Số:1160/QĐ-UB ngày 07/04/ 2008 của UBND Tỉnh Quảng Nam.

4. Địa chỉ di tích:Thôn Thanh Quýt 1, Điện Thắng Trung, Điện Bàn.

5. Tóm lược thông tin về di tích:

Làng Thanh Quýt ngày trước (còn có tên là Kim Quất hay Thanh Quất) được lập cùng thời với 66 làng khác ở Điện Bàn từ cuối thế kỷ thứ XV. Làng được chia ra nhiều xóm: Đông Bình (xóm Dưới), Tây Tịnh (xóm Trên), Trung Lương (xóm Chay), Bổn Thượng (xóm Rừng) và 12 xứ đồn điền khác nhau.

Vào đầu thế kỷ thứ XVI, để ghi nhớ công ơn các vị Tiền Hiền và Thành hoàng bổn xứ, đồng thời để có nơi sinh hoạt văn hoá chung cho các tộc họ và làng xóm, nhân dân các chư phái tộc đã cùng chung tay góp sức dựng nên ngôi Đình làng, gồm 5 gian 2 chái bằng tranh tre tại xóm Trung Lương. Hàng năm, vào ngày mùng 4 tháng giêng (âm lịch), dân làng tề tựu tổ chức lễ khấn cầu trời đất, tổ tiên độ trì, đem lại sự bình an, thịnh vượng. Những năm mùa màng bội thu, tổ chức mổ trâu tế lễ, tỏ lòng biết ơn thành kính. Thế rồi, chiến tranh, loạn lạc, đình làng trở thành chứng nhân lịch sử. Trong thời kỳ chính quyền cách mạng còn non trẻ, đình là điểm bỏ phiếu bầu đại biểu quốc hội khóa đầu tiên. Đất nước bị chia cắt, đây là nơi dân làng đã đấu tranh quyết liệt chống Hiệp thương tổng tuyển cử của chính quyền Ngô Đình Diệm. Luật 10/59 ra đời, sân đình rên xiết với bao tội ác của kẻ thù.

Gần 300 người con của làng bị giặc giam cầm, ban ngày bắt học tố cộng, ban đêm trồng người sám hối. Trong đau thương mất mát, mái đình vẫn uy nghi che chở cho dân làng vượt qua bao tai ương. Địch nhiều lần cày ủi, đánh phá, dân làng lại trùng tu sửa chữa. Đình làng Thanh Quýt là nơi các đ/c lãnh đạo, những chiến sĩ cách mạng của xã, thị xã và tỉnh dùng làm nơi trú ẩn, hoạt động, quyên vàng, tiền, lương thực ủng hộ cách mạng, tập hợp nhân dân xuống đường đấu tranh với địch, chỉ đạo các mũi quân tiến công vào đồn Thanh Quýt, vào quận lỵ Điện Bàn. Đình Thanh Quýt còn là nơi phát động thanh niên tòng quân lên đường cầm súng ra chiến trường chiến đấu, giải phóng quê hương. Một trận đánh đáng nhớ xảy ra tại sân đình là vào một đêm tháng 4 năm 1961, bọn nguỵ tề triệu tập gần 100 liên gia trưởng của xã Thanh Trường bấy giờ để bàn giao nhiệm vụ rào ấp chiến lược, nhằm khống chế tiêu diệt cơ sở của ta. Ngay đêm đó, đồng chí Lý Trân, thường vụ thị xã uỷ Điện Bàn cùng đội công tác địa phương đã mưu trí dũng cảm khống chế được bọn đầu sỏ, phá vỡ âm mưu của chúng, biến cuộc họp thành cuộc mít ting tuyên truyền đường lối của cách mạng. Chiến công đó được Quân khu biểu dương khen thưởng và nhiều đồng chí trong đội công tác được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam .

Chính vì thế mà bọn địch đã dụng tâm tàn phá, san bằng đình làng. Một ngày Tết Mậu Thân 1968, đình làng là mục tiêu xả đạn của giặc. Trong suốt một buổi sáng, bộ đội chủ lực cùng du kích địa phương bám sát từng góc đình, chiến đấu ngoan cường. Địch không tiến sâu vào được, bèn cầu viện máy bay oanh kích. Mái đình chính bị phá tan tành, nhưng phần hậu tẩm và những gốc chim chim cổ thụ trước sân đình vẫn là nơi cách mạng tiếp tục hoạt động. Nơi đây vẫn còn ghi dấu bao kỷ niệm, bao sự kiện quan trọng… Đặc biệt vào ngày 28 tháng 3 năm 1975, đ/c Võ Chí Công đã về đứng chân tại đình làng Thanh Quýt chỉ đạo phương án tiến công giải phóng thành phố Đà Nẵng thắng lợi. Tấm ảnh quí giá mà đ/c Võ Chí Công chụp tại cây chim chim đình làng hiện nay xã Điện Thắng Trung vẫn còn lưu giữ là một tư liệu quý giá.

Thời gian đi qua, trong bộn bề gian khó của thời kỳ khôi phục hậu quả chiến tranh, chung tay xây dựng đất nước, đình làng Thanh Quýt chỉ còn là sự hoài niệm của các bậc cao niên. Nhưng hồn thiêng của làng vẫn sống mãi theo từng câu cthị xã lưu truyền.

Năm 2005, được sự cho phép của UBND thị xã Điện Bàn, sau một thời gian vận động, dân làng Thanh Quýt người góp công, người góp của, và được bàn tay nghệ nhân Huỳnh Ri làng mộc Kim Bồng thực hiện, đình làng Thanh Quýt được tái lập, khang trang trên nền móng cũ.

Đình mới, cthị xã xưa, bao thế hệ người dân Thanh Quýt đã và đang lưu giữ hồn thiêng của làng. Trên bước đường phát triển, giữa những cao tầng “phố hóa”, đình làng Thanh Quýt như chấm son neo giữ những giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam.

Ngày 25/5/2008, UBND xã Điện Thắng Trung thị xã Điện Bàn long trọng tổ chức lễ khánh thành và đón nhận bằng di tích văn hóa lịch sử đình làng Thanh Quýt.

Ở làng Thanh Quýt, các dòng họ lấy đình làng Thanh Quýtlàm nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, khuyến học. Từ năm 2007 đến nay, sau khi đình làng được phục dựng khang trang, đều đặn vào mùng 4 tết Nguyên Đán hằng năm, tại đình làng đều tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho những học sinh, tân sinh viên xuất sắc đỗ vào các trường đại học. Sự quan tâm chăm lo sự học cho thế hệ trẻ không chỉ là truyền thống tốt đẹp của mỗi dòng họ, mà còn tạo sự lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa hiện nay.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip