• :
  • :
Phần mềm ứng dụng
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 5
Tháng 09 : 190
Tháng trước : 513
Năm 2024 : 915
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐÌNH LÀNG VIÊM TÂY, ĐIỆN THẮNG BẮC

1. Tên di tích: Đình Làng Viêm Tây

2. Loại di tích: Lịch sử văn hóa

3. Quyết định: Đình Làng Viêm Tây đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo quyết định Số:440/QĐ-UB ngày 15/02/2005 của UBND Tỉnh Quảng Nam.

4. Địa chỉ di tích:Thôn Viêm Tây 1, Điện Thắng Bắc, Điện Bàn.

5. Tóm lược thông tin về di tích:

Đình làng Viêm Tâyđược UBND Tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh theo quyết định số 440 /QĐ-UB ngày 15/02/2005. Di tích thuộc thôn Viêm Tây 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn. Diện tích bảo vệ là 1.050m2.

Đình Viêm Tây cũng bao như ngôi đình khác của quê hương Điện Bàn, được xây dựng để thờ cúng tổ tiên, những người đã có công khai dân, lập ấp. Trong hai cuộc kháng chiến, ngoài sự đóng góp nhân tài, vật lực của nhân dân, đình, chùa, nhà thờ đã trở thành điểm trú ẩn, hoạt động của cách mạng. Đình Viêm Tây cũng là một trong những địa điểm đó.

Ngày 18/8/1945, dân làng Viêm Tây và nhiều dân làng kế cận đã tập hợp tại Đình, với giáo mác gậy gộc, cùng các địa phương khác kéo về phủ đường Điện Bàn khởi nghĩa cướp chính Quyền về tay nhân dân. Chính quyền còn đang non trẻ thì thực dân Pháp cướp nước ta một lần nữa, nhân dân bước vào giai đoạn đấu tranh mới.

Trong 9 năm chống Pháp (1945-1954), đình làng đóng vai trò quan trọng góp phần làm nên nhiều sự kiện trọng đại như: năm 1950, tại ngôi đình ngày, hàng trăm bộ đội bí mật ẩn nấu, xúc kích quân đến quốc lộ 1A, cây số 16, hiện nay là nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn. Cách đình 500m, bộ đội ta đã chiến đấu và tiêu diệt gọn đoàn xe 14 chiếc của Pháp.

Sau ngày hiệp định Giơ  ne vơ được ký kết (20/7/1954), Mỹ Diệm tập trung lực lượng ngụy quân, ngụy quyền với mọi thủ đoạn man rợ nhất để đàn áp, hòng tiêu diệt phong trào cách mạng, truyền thống yêu nước của dân làng. Sau Hiệp định Giơ ne vơ thì làng Viêm Tây nổ ra cuộc đấu tranh chống bọn địch di cư từ Bắc vào, dân làng xông ra đấu tranh giành cờ chống địch, buộc địch thực hiện Hiệp Định đã ký. Bọn chúng ngoan cố đã bắn chết đồng chí Lê Nhân và 9 người bị thương. Đám tang đồng chí Lê Nhân được tổ chức nghiêm trang tại đình Viêm Tây để tưởng niệm ông, đồng thời huy động hàng nghìn người đến dự nhằm biểu dương khí thế và phát động căm thù, chuẩn bị tinh thần bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Khi Diệm đặt ra cuộc bầu cử giả hiệu vào ngày 23/10/1956, chúng tổ chức bầu phiếu tại Đình làng, bà Đặng Thị Nam giấu vào thùng phiếu nhiều truyền đơn, khi tan cuộc bỏ phiếu chúng mới phát hiện truyền đơn của ta trong thùng phiếu, từ đó chúng tổ chức đánh phá các phong trào rất quyết liệt. Số cán bộ ở lại không đi tập kết đã luôn kề cận với dân làng, ngôi đình làm điểm liên lạc trong những ngày cách mạng miền Nam còn nằm trong bối cảnh đen tối nhất.

Ông Trần Khương, Nguyên Phó Văn PhòngThị xã Điện Bàn, từng hoạt động ở vùng này đã chọn Đình Viêm Tây để đào hầm bí mật in ấn li tô truyền đơn, áp phích chuyển đi các cơ sở trong thị xã.

Trong những năm 1955-1957, ông Tưởng Cơ, Trưởng Ban giao vận tỉnh, đứng chân tại Viêm Tây, có nhiệm vụ xây dựng cơ sở để tiếp tục hoạt động cách mạng, ông đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng tại đình làng này. Cũng trong giai đoạn này, khi Diệm thực hiện xong cuộc bầu cử giả hiệu, lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, Diệm ra sức đánh phá cách mạng, bắt nhân dân li khai cộng sản, bắt số cán bộ ở lại và số gia đình cách mạng thực thi chính sách tố cộng tại Đình, chúng tổ chức liên tục nhiều ngày đêm bắt học tập, đứng đèn, tra tấn dã man … nhưng chúng vẫn không khuất phục được tinh thần yêu nước của nhân dân, họ đã tiếp tục cùng với cách mạng đấu tranh và tiếp tế lương thực, nước uống, thức ăn nuôi dưỡng, che chở cán bộ nằm vùng tại Đình làng, như đồng chí Tưởng Cơ, Nguyễn Hồng Thắng, Nguyễn Sỹ Hùng.

Những năm 1963-1964 lực lượng quần chúng được tập hợp về tại đình để mitting với quy mô lớn, phát động nổi dậy phá kèm, nhiều cuộc mitting lớn ra mắt chính quyền cách mạng tại đây. Ngôi đình này cũng đã diễn ra hai lần làm lễ tuyển quân đợt một và đợt hai theo bước chân anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, trong những năm 1965-1966 rất quy mô đưa ra hàng trăm thanh niên lên đường tòng quân diệt Mỹ.

Trong phong trào hoạt động du kích, năm 1966 tại chân đình tổ chức lên sơ đồ tập luyện, dùng xe bò chở phân ngụy trang, cho lực lượng ta nằm trong ba chiếc xe bò, 9 đồng chí đột nhập đánh úp đồn Ngũ Giáp giữa ban ngày, tiêu diệt và làm tan rã cả đại đội ngụy. Các đồng chí lãnh đạo cách mạng rất tin vào thế trận, lòng dân nơi đây, liên tục bám giữ ngôi đình này làm điểm tựa để cách mạng hoạt động suốt từ năm 1954 – 1975 thống nhất nước nhà.

Hiện nay ngôi đình đã được trùng tu và nâng cấp làm nơi thờ tự và trở thành nơi giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip