• :
  • :
Phần mềm ứng dụng
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 5
Tháng 09 : 190
Tháng trước : 513
Năm 2024 : 915
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NHÀ THỜ NGUYỄN HỮU CẢNH, XÃ ĐIỆN THẮNG BẮC

1. Tên di tích: Nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh

2. Loại di tích: Lịch sử cách mạng.

4. Quyết định: Đã được UBND Tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh theo quyết định Số:440/QĐ-UB ngày 15/02/2005.

5. Địa chỉ di tích:Thôn Bồ Mưng1, Điện Thắng Bắc, Thị xã Điện Bàn.

6. Tóm lược thông tin về di tích:

Nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh thuộc thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam.Nhà thờ Nguyễn Hữu Cảnh có diện tích bảo vệ là 308m2.

Di tích đền thờ và lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển bờ cõi đất nước Việt Nam về phía Nam. Nhiều sử sách các Triều đại trước đây và Nhà nước ta hôm nay đã ghi nhận và đánh giá cao tầm vóc, công lao to lớn của Lễ Thành hầu. Nhân dân các tỉnh Nam bộ và hậu duệ của ngài của khắp ba miền Nam, Trung, Bắc đã kiến tạo nhiều đình, đền, lăng mộ để thờ Ngài.

Riêng tại làng Bồ Mưng, xã Điện Thắng Bắc, các thế tộc Nguyễn Hữu là hậu Duệ của ngài, là tiền hiền từ bao đời nay và nhân dân  đã xây dựng ngôi từ đường làm đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Qua sự trọng vọng của nhân dân cũng đã nói lên được công đức lớn lao của ngài mà thế hệ muôn đời sau vẫn noi theo.

Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) là một danh tướng tài ba lẫy lừng của Chúa Nguyễn. Ông vốn xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc, là hậu duệ 19 đời của Thủy tổ Nguyễn Bặc, hậu duệ 9 đời của hậu tổ Nguyễn Trãi, cháu nội của Triều Văn hầu Nguyễn Triều Văn, con thứ của chiêu vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật và là em ruột của Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào. Thuở nhỏ Lễ Hành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã cùng cha lập nhiều chiến công và được làm Cai cơ. Chiêm Thành Quốc Vương là Bà Tranh làm phản, chúa Nguyễn Phúc Chu bèn cử ông làm Thống Binh đánh bắt Bà Tranh đem về đổi tên nước ấy thành Trấn Thuận Thành. Năm 1698, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lấy đất Đồng Phố đặt làm phủ Gia Định, lấy Đồng Nai làm thị xã Phúc Long, đặt doanh Trấn Biên, lấy Sài Gòn làm thị xã Tân Bình, dựng doanh Phiên Trấn. Ông đã có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi, chiêu dân lập ấp. Nam bộ trở thành lãnh thỗ Việt Nam từ đó.

Năm 1700, sau khi chinh phạt Chân Lạp trở về, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lâm bệnh qua đời, để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ ông. Còn nhà nước phong kiến từ các đời Chúa Nguyễn đến nhà Nguyễn đã nhiều lần có sắc phong truy tặng. Vua Gia Long liệt ông vào hàm Thượng đẳng Công Thần, và cho thờ phụng vào Thái miếu.

Hiện nay nhiều tư liệu thu thập được thì mộ chí của Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh ở ba nơi: Cù Lao Phố - gần đình Bình Kinh thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Thôn Bồ Mưng – xã Điện Thắng, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; Thác Ro (thác Địch) huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.

Theo nguồn gốc dòng họ Nguyễn Hữu - Điện Thắng, bảng gia phả cho biết: Theo Gia Miêu – Thánh Hóa, Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, tức Nguyễn Hữu Kinh cùng với em là Nguyễn Hữu Dõng tức Nguyễn Hữu Dũng đã vào Quảng Nam “Khai khẩn hoang nhàn, chiêu dân lập ấp”. Nhờ công đức đó, Lễ Thành hầu Nguyễn Cảnh đã được tôn lên làm Tiền hiền làng Bồ Mưng.

 Hàng năm vào ngày mồng 01/3ÂL, cả làng làm lễ cúng Tiền hiền rất long trọng và tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền. Nhằm tri ân công đức của ông và đồng thời giáo dục truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục lịch sử địa phương cho mọi thế hệ.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip