• :
  • :
Phần mềm ứng dụng
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5
Hôm qua : 5
Tháng 09 : 190
Tháng trước : 513
Năm 2024 : 915
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NHÀ THỜ TỘC PHAN, XÃ ĐIỆN THỌ

1. Tên di tích: Nhà thờ Tộc Phan.

2. Loại di tích: Lịch sử cách mạng.

4. Quyết định: Đã được UBND Tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh theo quyết định Số:1268/QĐ-UB ngày 21/11/2005.

5. Địa chỉ di tích:Thôn La Trung (nay là Thôn La Huân), Xã Điện Thọ, Thị xã Điện Bàn.

6. Tóm lược thông tin về di tích:

Cũng như bao dòng tộc ở làng quê Điện Bàn Quảng Nam, nhà thờ tộc Phan Công thôn La Trung (nay là Thôn La Huân), Giáng La, xã Điện Thọ, được con cháu trong tộc đóng góp công của xây dựng nên, để hương khói tưởng nhớ công ơn của tổ tiên. Theo những cụ già trong tộc, thì nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ XVI. Ban đầu làm bằng tranh tre, qua bao biến thiên của lịch sử nhà thờ được sửa chữa nhiều lần. Đợt làm kiên cố nhất là bằng gỗ mun, kiền kiền. Nhà thờ có ba gian, hai chái, các đầu kèo được chạm khắc tinh xảo.

Do nhà thờ tộc Phan rộng, lại nằm ở một vị thế rất thuận lợi, như phía Tây Bắc là Miếu Chánh (Nghĩa Từ) có cây đa cao, rậm. Phía Tây Nam là Gò Chùa, ở đây có nhiều ngôi mộ chôn, dân cư thưa thớt nên rất hoang vắng. phía Tây là sông Nan Tiên (Bình Phước), hai bên bờ sông có hàng tre dày rậm. Mọi người hay đồn nhau vùng đất này rất thiêng nên ít người lui tới.

Lợi dụng địa hình thuận lợi này, nên trong hai cuộc kháng chiến, nơi đây được xem là một điểm có nhiều ưu thế. Các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, du kích đã đào rất nhiều hầm sát sông để ẩn nấu khi gặp trường hợp bất trắc. Và nhà thờ tộc Phan cũng là một điểm để các đồng chí lãnh đạo trú ẩn hoạt động. Bà Nguyễn Thị Tá tuy không phải là người trong tộc nhưng bà ở tại đây, gia đình bà là cơ sở cốt cán đáng tin cậy của cách mạng trong những năm đầy khó khăn ác liệt, bà cảnh giới cho các đ/c lãnh đạo tỉnh, huyện như: Phan Đình Tiến, Lê Nhạc (quê xã Điện Quang), đồng chí Nguyễn Hành, Nguyễn An, Phan Tuyên (Điện Quang) hoạt động, đánh công văn, chỉ thị, in ấn tài liệu bằng li tô ... Mỗi khi có địch, báo động các đồng chí núp trên tẩm nhà thờ, hoặc rút xuống hầm nhà bà hay ra hầm ở dọc bờ sông. Chồng bà là cán bộ phụ trách kinh tế, nên lương thực mua hay nhân dân đóng góp vận chuyển bằng thuyền về tập kết tại nhà thờ tộc Phan, sau đó chuyển đến các vùng khác. Địch nhiều lần bắt hai vợ chồng bà tra tấn, đánh đập nhưng không khai thác được gì.

Năm 1945, một số đồng chí lãnh đạo địa phương đã chọn nhà thờ tộc Phan được để tổ chức họp và vận động nhân dân đốn cây to, khiêng xuống bỏ trên đường xe lửa cản đường xe Nhật, lính Nhật đã bắn chết đồng chí Phan Thuận, Nguyễn An, Trần Nga.

Năm 1950, thực dân Pháp đập phá nhà thờ và các bàn hương án.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Giáng La được xem như một chiếc nôi của cách mạng, phong trào đấu tranh ở đây lớn mạnh, nhân dân tin Đảng, cơ sở vững chắc nên dù bị hư hại nhưng nhà thờ tộc Phan vẫn là nơi trú ẩn an toàn của các đồng chí huyện ủy như Trần Vĩnh Quốc – Bí thư huyện ủy, Nguyễn Bình – Phó bí thư, Nguyễn Thanh Chữ, thường xuyên tổ chức hội họp, và lấy nơi này làm điểm tựa để hoạt động vùng A – B (Điện Thọ, Điện Tiến, Điện Phước, Điện An, Điện Hòa).

Thực hiện chủ trương của Khu ủy và Quân khu ủy V về mở đợt hoạt động phá vỡ hệ thống kìm kẹp của địch ở Đồng Bằng. Tỉnh ủy chủ trương phát động đồng khởi vào ngày 26-4-1962 và xác định rõ những xã trọng điểm đồng khởi của Điện Bàn là Kỳ Minh (Điện Thọ), Thanh Sơn (Điện Tiến), Thanh Trung (Điện Hòa) và giao cho Huyện ủy Điện Bàn phát động quần chúng diệt ác ở ba xã này, đồng chí Nguyễn Hồng Thắng, Năm Dừa đã chọn nhà thờ tộc Phan làm điểm để chuẩn bị khởi nghĩa theo tinh thần: khẩn trương, tích cực, công tác xây dựng thực lực, phát triển phong trào cách mạng dấy lên sôi nổi khắp thôn, xã trong huyện. Và các đồng chí còn dùng nhà thờ tộc Phan như một trại cứu thương, sơ cứu để chuyển về tuyến sau. Những đồng chí bộ đội chủ lực bị thương nặng hy sinh, được đồng đội đưa lên miếu Nghĩa Từ hoặc Gò Chùa để chôn cất. Nhận thấy nhà thờ tộc Phan là một đại điểm khá nguy hiểm nên năm 1967, lính Mỹ dùng mìn đánh sập nhà thờ, chỉ còn lại bức bình phong và nền móng.

Dù nhà thờ không còn nữa, nhưng những năm sau vào ngày mồng 1 tết, Thanh Minh, ông Phan Nha là cơ sở cách mạng thường gánh bánh trái về lấy cớ về cúng ông bà, tổ tiên để chi viện lương thực cho cách mạng đến năm 1975.

Năm 1994, nhà thờ được UBND xã Điện Thọ cho khôi phục lại để thờ cúng tổ tiên và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ và con cháu trong tộc.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip