• :
  • :
Phần mềm ứng dụng
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 11
Hôm qua : 15
Tháng 09 : 211
Tháng trước : 513
Năm 2024 : 936
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh: Cẩm Lớn, Xã Điện Tiến

1. Tên di tích: Cấm Lớn

2. Loại di tích: Lịch sửvăn hóa

3. Quyết định: Đã được UBND Tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh theo quyết định Số: 440/QĐ-UB ngày 15/2/2005

5. Địa chỉ di tích:Thôn 2, Xã Điện Tiến, Thị xã Điện Bàn.

6. Tóm lược thông tin về di tích:

Trong phong trào Quang Phục Hội của Thái Phiên và Trần Cao Vân, nghĩa quân Điện Tiến được thành lập tại Cấm Lớn vào năm 1916, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Phò (Chánh lãnh binh), Hồ Ngôn (phó lãnh binh) và một số nghĩa sĩ yêu nước như: Hồ Bá Kích, Phan Gián, Phan Khôi, Bùi Vệ. Chiến khu thành lập tại hai nơi, tại Cấm Lớn Điện Tiến và Làng Rô (huyện Giằng) để mỗi khi có trở ngại thì lực lượng ta có sẵn cơ sở để tiếp tục hoạt động, ứng phó.

Về trang bị, mỗi nghĩa sĩ có một bộ đồ rằn tự dệt, gậy gộc, giáo mác luyện tập ngày đêm chống Pháp, chống sưu cao Thuế nặng. ngoài ra nghĩa sĩ còn lập ra những hội như: Hội văn do những ngời họ Nguyễn tổ chức, Hội võ do những người họ Hồ tổ chức. Hằng năm có tổ chức thi tại Cấm Lớn và Cấm Sợi Mây. Hội Nông cũng được thành lập để dựng xe nước, đưa nước lên đồng cho nhân dân cày cấy. Phong tào duy trì một thời gian thì tạm lắng xuống vì thất bại của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Khôi.

Sau khi cướp chính quyền tại cây đa chùa Phát, Cấm Lớn thành căn cứ địa cách mạng vững chắc, với diện tích 8 héc ta, cây cối mọc um tùm, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Điện Bàn trú ẩn và còn là  chỗ dựa cho Đại Lộc, Hòa  Vang... Năm 1947-1954, ở đây có đào hàng trăm chiếc hầm, đặc biệt có một chiếc hầm có sức chứa một tiểu đội. Đến tháng 10/1955, Hiệp định Giơnevơ được kí kết, cơ quan Tỉnh ủy đóng ở Quế Sơn bị lộ nên dời về Cấm Lớn, có đồng chí Phan Tốn, khu ủy Khu 5, Cao Sơn Pháo, Phan Tú, do đồng chí Tưởng Cơ làm liên lạc. Khi Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, tổ chức lại hành chính, lôi kéo những người theo đạo , mở lớp tố cộng, tình hình rất khó khăn, nên cơ quan Tỉnh ủy phải dời lên núi Đại Lộc. Một thời gian sau thì cơ quan huyện về lại đóng, có: đồng chí Phạm Nghiêm, Từ Tá, Phan Bốn. Năm 1958, địch càn phá Cấm Lớn, nên cán bộ chỉ huy thay phiên nhau về đây trú ẩn, hoạt động. Năm 1963, cơ quan Tỉnh ủy lại chuyển về đây.

Mặc dù địch càn đi, càn lại Cấm Lớn, nhưng cán bộ chiến sĩ ta vẫn hoạt động ở dưới hầm, lực lượng vũ trang xã phối hợp với bộ đội huyện, đánh bước rút, giải phóng khu đồn. Năm 1966, địch phát hiện ta đặt điện đài 15W, chúng đem bom thả rất ác liệt, nên cơ quan Tỉnh ủy một lần nữa phải dời về Đại Lộc.

Sau khi thả bom, bắn phá Cấm Lớn, chúng đóng chốt điểm ở đây. Đến tháng 10-1974, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, ta đánh vào Cấm Lớn bằng 3 mũi giáp công: Chính trị, quân sự, binh vận, tổ chức lùa trâu, bò và vận động quần chúng ào ạc kéo vào Cấm Lớn, tuyên truyền làm cho địch hoang man, hoảng sợ, bỏ chạy, ta thu được một cây súng 60 ly, 6 tiểu liên, bắt sống một tiểu đội, một lần nữa ta đánh chúng tháo chạy thẳng đến Bồ Bồ.

Mặc dầu địch đánh phá ác liệt nhưng căn cứ địa của ta ở Cấm Lớn vẫn là nơi trú ẩn, hoạt động tốt từ trước năm 1930 đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ của các đồng chí Khu ủy, tỉnh, huyện và cán bộ nhân dân địa phương bảo vệ an toàn lực lượng đã đóng góp rất lớn trong công cuộc giải phóng đất nước.

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip