• :
  • :
Phần mềm ứng dụng
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 15
Tháng 09 : 208
Tháng trước : 513
Năm 2024 : 933
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MIẾU THẤT VỊ, ĐIỆN MINH

1. Tên di tích: Miếu Thất Vị.

2. Loại di tích: Lịch sửvăn hóa.

3. Quyết định: Đã được UBND Tỉnh Quảng Nam xếp hạng di tích cấp tỉnh theo quyết định Số: 440/QĐ-UB ngày 15/02/ 2005.

4. Địa chỉ di tích:Trung Phú 1, Điện Minh, Thị xã Điện Bàn.

5. Tóm lược thông tin về di tích:

Di tích Miếu Thất Vị thuộc thôn Trung Phú 1, xã Điện Minh, thị xã Đện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, có diện tích bảo vệ di tích là 1327m2.

Các vị bô lão của làng La Qua truyền khẩu rằng, ngày xưa có khi làng bị hạn hán mất mùa ba năm liền, rất thống khổ. Diêm Vương thương tình, bèn sai 7 người con gái của ngài rời địa phủ để lên dương thế cứu dân làng. Đang giúp dân thoát khỏi nạn đói nghèo thì xảy ra việc binh đao, Diêm Vương sợ 7 ái nữ không đủ sức chống đỡ nên đưa ngay người con trai thứ tám của ngài lên hỗ trợ, kết quả dân làng thoát khỏi tai ương. Nhớ ơn hộ trì, dân làng La Qua lập Miếu Thất vị để thờ 7 vị nữ thần và lập một am nhỏ trong khuôn viên miếu để thờ vị nam thần.

Có khả năng, qua truyền thuyết, người xưa muốn gửi lại hậu thế những thông tin về các sự kiện lịch sử mà nhà nước phong kiến đương thời nghiêm cấm: dân làng bị đói khổ và điêu linh vì chiến tranh, có các anh hùng lịch sử hộ trì, 7 vị có công trước và về sau có một vị nữa. Và quả thật, ở làng La Qua còn có một truyền ức khác về miếu Thất vị, đậm tính lịch sử chứ không hề hoang đường.

Tác giả An Trường trong bài “Truyền thuyết miếu Thất vị”, đăng trên báo điện tử Đà Nẵng (13/12/2009) đã thuật lại: "Còn theo những vị cao niên thôn Trung Phú, thì tương truyền rằng vào năm 1814, đời Vua Gia Long (1802 - 1820), tại gò Rừng xứ Dương Thần, làng La Qua, huyện Diên Phước (nay là thị xã Điện Bàn) dân làng đã phát hiện 7 tảng đá nhỏ, hình nón úp, có dạng hao hao giống mặt người, mọc kế cận nhau. Từ khi 7 hòn đá này xuất hiện, khu rừng xứ Dương Thần đã xảy ra nhiều hiện tượng thần bí và kỳ lạ, nhất là vào lúc giữa trưa và giữa đêm nên dân làng trong vùng rất hoang mang, kiêng sợ. Thế rồi, bỗng một hôm có một người từ hướng Nam đến đây, ứng khẩu xưng rằng: “Ta là vua Mây, chúa Lồi, nữ thần xuất thế để cứu độ chúng sanh". Dưới vỏ che thần thánh, dường như người xưa ở xứ Quảng có mục đích tưởng niệm những nhân vật lịch sử gắn bó với sự kiện lịch sử nào đó.

Trong bài “Dinh Thầy Thím”, tác giả Phan Chính viết về lễ hội Dinh Thầy Thím ở Hàm Tân (Phan Thiết, Bình Thuận), có thuật lại sự tích người được dân gian gọi là Thầy. Điều đáng chú ý là Thầy lại xuất thân từ làng La Qua! Trong bài có đoạn:"Chuyện xưa kể rằng: Dưới thời Gia Long, tại làng La Qua, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có một đạo sĩ giàu lòng nhân ái, có nghĩa cử cao đẹp hành đạo giúp đời. Quê làng của đạo sĩ từ nhiều đời đắng cay nghiệt ngã, quanh năm đói ăn thiếu mặc như mắc tội với đất trời. Do đó, nỗi bức xúc của dân làng là làm sao có một mái đình để dâng lời cầu nguyện, rước phép an lành.Cảm thấu được nỗi mong ước sâu xa đó, đạo sĩ tập họp những kỳ lão, trai tráng trong làng thông báo ý định ra tay giúp việc dựng đình nhưng với điều kiện phải dọn sẵn một nền đất rộng và trong thời gian dựng đình không một ai lai vãng. Mọi người đều bán tín bán nghi nhưng vẫn làm theo đạo sĩ. Trong khi đó ở làng Bát Nhị vừa xây một ngôi đình thật nguy nga nhưng các hương chức cậy giàu, lại có lời xúc phạm, khinh khi dân làng bất hạnh không xây nổi mái đình. Đạo sĩ bình tâm khuyên dân làng nhẫn nhục và chờ đợi. Không bao lâu, sau một đêm mưa to gió lớn, sấm sét đầy trời dân làng được tin vui đã có ngôi đình mới. Ai cũng vui mừng, đến nơi dọn đất trước đây đã thấy sừng sững ngôi đình ngói đỏ. Niềm vui lẫn kinh ngạc của dân làng chưa nguôi thì lại nghe tin dữ bên làng Bát Nhị bị mất đình. Thế là bọn hào lý nổi cơn thịnh nộ, cấp báo lên quan tố cáo đạo sĩ là phù thủy dùng phép ma tà thuật đánh cắp đình làng.

Lúc bấy giờ dưới triều Tự Đức ra lệnh bắt đạo sĩ, khép tội gây rối và mưu bạo loạn. Vua bèn ra hình phạt "Tam ban triều điển" (tức tội hình chết chém, uống độc dược hoặc thắt cổ). Giữa pháp trường, đạo sĩ cùng vợ điềm nhiên và xin cấp một tấm lụa điều, xếp hình chim phượng. Sau khi dùng mực điểm nhãn, dải lụa điều biến thành chim phượng mang cả hai vợ chồng bay về phía Nam".

Sự kiện Thầy dùng phép thần thông di chuyển ngôi đình của làng Bát Nhị sang làng La Qua có màu sắc thần thoại mang âm hưởng "lấy của nhà giàu đem cho người nghèo"… Chính sự kiện vị đạo sĩ bị triều đình nhà Nguyễn ghép tội chết… đã thúc giục giới khoa học tìm cách kiến giải nguồn gốc miếu Thất vị làng La Qua vậy.

Năm 2013, theo Đề án tu bổ di tích cấp thiết, Miếu Thất Vị được trùng tu nâng cấp khang trang, làm nơi thờ cúng, giáo dục lịch sử địa phương.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip