• :
  • :
Phần mềm ứng dụng
Thư viện ảnh
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 15
Tháng 09 : 208
Tháng trước : 513
Năm 2024 : 933
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

ĐÌNH LÀNG CẨM LẬU, XÃ ĐIỆN PHONG

1. Tên di tích: ĐìnhCẩm Lậu

2. Loại di tích: Lịch sử văn hóa

3. Quyết định: ĐìnhCẩm Lậu đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo quyết định Số 557/QĐ- UBND ngày 08/02/2007của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Nam.

4. Địa chỉ di tích:Thôn Cẩm Phú 1, Xã Điện Phong, Thị xã Điện Bàn.

5. Tóm lược thông tin về di tích:

Đình Cẩm Lậuthuộc thôn Cẩm Phú 1, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam. Diện tích bảo vệ di tích là 3.299 m2.

Đình làng Cẩm Lậu xã Điện Phong được xây dựng vào năm 1805 duới thời vua Gia Long. Đây là nơi được chọn để thành lập 1 trong 5 chi bộ Đảng đầu tiên ở Điện Bàn vào năm 1930, được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh theo quyết định Số 557/QĐ- UBND ngày 08/02/2007.

Ngày 28/3/1930, Đảng bộ tỉnh Quảng Nam ra đời, đã chuyển hẳn phong trào cách mạng của tỉnh ta sang giai đoạn cách mạng dân tộc, dân chủ, đấu tranh đòi tự do dân chủ và tự do hòa bình. Tháng 4/1930, Tỉnh ủy phân công các đồng chí Tỉnh ủy viên về Điện Bàn thành lập Chi bộ Đảng CSVN, do đồng chí Nguyễn Thành làm Bí thư… sau đó đồng chí Nguyễn Tụy về Điện Phong tổ chức tại Đình Cẩm Lậu, một số hội viên nông hội đỏ, để tuyên truyền, gây ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng. Cũng tại đình, đồng chí Nguyễn Tụy đã phân phát truyền đơn đi khắp nơi để rãi trong ngày 1/5/1930.

 Sau các phong trào đó, Đảng đã lựa chọn những người ưu tú để phát triển Đảng. Tháng 7/1930, tại đình Cẩm Lậu, chi bộ đảng được thành lập gồm các đồng chí: Dương Phát, Dương Quỳnh, Nguyễn Hữu Triết, Nguyễn Tụy, do đồng chí Nguyễn Tụy làm bí thư. Tại làng Hà Mật, đồng chí Nguyễn Tụy, Phạm Thâm cùng tuyên truyền tổ chức vận động một số thành viên vào nông hội đỏ. Sau đó phát triển thành chi bộ đảng gồm  các đồng chí: Đặng Văn Y, Đặng Văn Thành (Thiệu), Huỳnh Bình, do Đặng Văn Y làm Bí thư.

Sau một thời gian, hai chi bộ đã đứng ra vận động nhân dân tham gia treo cờ ở nhiều nơi, để chống chiến tranh như ở Điện Phương, Phủ Điện Bàn. Ở thôn Tây An do Huỳnh Bình treo, ở thôn Cẩm Lậu do Dương Quỳnh, Dương Phát treo. Sang ngày hôm sau thì bọn địch mới cho người gỡ xuống. Chi bộ còn vận động hơn 20 người vào tổ chức Cứu tế đỏ, Nông hội đỏ. Đến tháng 10/1930, do có người phản bội, nên cơ sở bị vỡ. Nhiều đồng chí bị hi sinh trong đó có đồng chí Nguyễn Thành. Mặc dù chi bộ thành lập còn quá non trẻ đã gặp nhiều khó khăn, nhưng các đồng chí vẫn vững lòng tin về sự nghiệp cách mạng. Nhiều đồng chí đã giữ được khí tiết người Đảng viên đến hơi thở cuối cùng.

Đình Cẩm Lậu được xây dựng theo nét đẹp văn hóa của người Việt, mỗi làng đều có đình làng, cây đa, bến nước lưu giữ hồn thiêng sông núi và thờ Thần Hoàng, thờ các vị Tiền Hiền có công khai cơ lập nghiệp. Là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong thôn. Trong chiến tranh, Đình là nơi che chở, hoạt động cách mạng. Đình nhiều lần bị chiến tranh tàn phá và qua thời gian đình làng hư hỏng nặng. Năm 2009 xã Điện Phong vận động nguồn kinh phí trên 700 triệu đồng trùng tu xây dựng đình làng và sau đó tiếp tục vận động nhân dân và con em của làng đang làm ăn sinh sống xa quê đóng góp trên 300 triệu đồng xây dựng tường rào cổng ngỏ, hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh và đường vào đình,... tạo nên nét đẹp văn hoá cho đình làng hôm nay.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thăm dò ý kiến
Nội dung thông tin cung cấp trên cổng thông tin điện tử:
Video Clip